Sunday, January 17, 2016

Chia sẻ cách kháng cáo cộng đồng và nội dung bên thứ 3 trên Youtube

Chắc hẳn trong các bạn đang kiếm tiền trên Youtube hiện nay thì sẽ không xa lạ với tình trạng upload video lên và video bị gắn cờ cộng đồng hoặc bị nhận bản quyền video đó, làm cho video đó không thể kiếm được tiền.

Nếu như video của chúng ta bị đại diện bên phía network sở hữu kênh chứa nội dung đó hoặc chủ kênh youtube sở hữu video đó nhận bản quyền thì sẽ chẳng có gì để mà bàn cãi, tuy nhiên lại có vài thằng giời ơi đất hỡi nào đó chẳng liên quan đến nội dung video của chúng ta nhảy vào nhận bản quyền thì chắc chắn chúng ta không thể khoanh tay ngồi nhìn kẻ khác trục lợi được.

Mình cũng đã gặp tình trạng tương tự như vậy, sau khi tìm hiểu, hỏi dò, xin bí quyết của các bạn đi trước thì mình có đọc được một tài liệu của tác giả Trần Tới nên hôm nay mình sẽ chia sẻ lại cho các bạn.

Ở bài này mình sẽ tập trung vào 2 loại kháng cáo là: Kháng cáo bị gắn cờ nội dung video không phù hợp theo nguyên tắc cộng đồng và kháng cáo bên thứ 3 trùng khớp (bản quyền).

Mình chỉ chia sẻ chút kinh nghiệm đã kháng cáo thành công thôi, còn các bạn kháng có thành công hay không thì mình không thể khẳng định được. Mong các bạn may mắn thành công.

1. Kháng cáo bị gắn cờ nội dung video không phù hợp theo nguyên tắc cộng đồng

Ví dụ trên là 1 video của mình bị gắn cờ nội dung không phù hợp theo nguyên tắc cộng đồng. Thật ra video mình có chút nude thật, nhưng video đã được che phần nhạy cảm đi nên mình kháng thử và thành công.

Các bạn vào phần kháng cáo bên cạnh video đã bị xóa do gắn cờ nội dung không phù hợp rồi viết mẫu sau:

My video doesn’t violate any principle of community. I’m being a bad guy attacked by flagging violations community. Please reconsider this issue. Thank you!

2. Kháng cáo bên thứ 3 trùng khớp

Trong trường hợp này có thể gọi nôm na là vi phạm bản quyền. Tại sao Youtube lại có chức năng bên thứ 3 trùng khớp? Cái này mình cũng không giải thích sâu, nếu các bạn muốn tìm hiểu thì lên google sẽ có.

Có 2 loại khiếu nại bản quyền đó là thủ công và Youtube quét. Nếu bị phát hiện thủ công thì nó sẽ ghi rõ trong phần NỘI DUNG là “Phát hiện thủ công”, nếu không có thì là Youtube quét.

Trong phần khiếu nại bản quyền lại chia ra làm 3 loại chính đó là:

  • Loại 1 bao gồm cả âm thanh và hình ảnh (Nội dung nghe nhìn).
  • Loại 2 chỉ âm thanh.
  • Loại 3 chỉ hình ảnh.

Về phương thức thì có thể bị khiếu nại một đoạn hoặc cả video.

Vậy “Phát hiện thủ công” là gì? Có thể hiểu nôm na là có 1 thằng rất rảnh, nó hay check các từ khóa mà nội dung nó làm để phát hiện xem có ai đang sử dụng video nó không. Nếu nó thấy bạn sử dụng video của nó thì nó sẽ khiếu nại bạn bằng phương pháp “Phát hiện thủ công”. Vì nếu bạn lách kỹ, Youtube không quét được nên nó phải làm như vậy.

Khiếu nại do Youtube quét thì sao? Hiểu 1 cách đơn giản, bạn cần có 1 Content ID thì Youtube mới bảo vệ bản quyền cho bạn. Trong hệ thống của Youtube có lưu lại video của bạn và nếu những ai lấy video của bạn rồi up lên lại, hệ thống tự động của Youtube sẽ tự quét và có báo về khiếu nại bản quyền. Nếu bạn reup thì hay gặp nhất hoặc những bạn render video không kỹ thì cũng dễ bị.

Vậy, nếu bạn bị phát hiện bên thứ 3 trùng khớp (khiếu nại bản quyền) thì sao? Có 2 cách: 1 là bạn xóa video đi để không phải kiếm tiền cho chủ sở hữu bản quyền hoặc bạn kháng cáo.

Xóa video thì đơn giản rồi, còn kháng cáo thì sao? Không hề đơn giản, có thể phải đánh đổi rất nhiều nếu bạn kháng thất bại.

Vậy cách kháng cáo ở đây là gì? Chúng ta cùng chờ đón trong bài viết tiếp theo nhé!

Xem bài viết Chia sẻ cách kháng cáo cộng đồng và nội dung bên thứ 3 trên Youtube trên Nghiệp Master - Hướng dẫn kiếm tiền online trên Youtube.



Tự học online - Học mọi thứ online

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.